Dịch Vụ Y Khoa
Hỗ trợ trực tuyến
Tin tức - sự kiện
I/ CHĂM SÓC TRẺ SỐT
1/ Khi thấy trẻ nóng, cần cặp nhiệt độ, nếu cặp ở nách phải cộng thêm 0,5 độ C. Nhiệt độ 37,5-38 độ C là trẻ sốt nhẹ, từ 38 độ C đến 38,5 độ C là sốt trung bình, trên 38,9 độ C là sốt cao. ( lưu ý đây là nhiệt độ sau khi đã cộng 0,5 độ nếu cặp nhiệt ở nách).Phải đặt đồng hồ reo để nhớ lấy nhiệt độ mỗi 4 đến 5 giờ cho bé. Vì đây cũng là thời gian cho bé uống thuốc sốt lại nếu sốt.(Control the Temperature in the Home)
2/ Khi phát hiện trẻ sốt, trước hết các bậc cha mẹ phải nhanh chóng tìm mọi biện pháp làm tăng cường sự thải nhiệt của cơ thể (Keep your child comfortable)
Cởi bỏ bớt chăn mền, quần áo, chỉ cho trẻ mặc một lớp quần áo mỏng để cơ thể tỏa nhiệt làm giảm sốt. Một số phụ huynh mắc sai lầm khi thấy con mình vừa sốt vừa run, sợ con lạnh nên quấn nhiều quần áo, đắp nhiều chăn mền làm trẻ càng sốt cao và co giật mà dân gian gọi là “làm kinh”. Không ủ, đắp chăn mà chỉ cho trẻ mặc áo lót mỏng; giảm nhiệt trong phòng (nếu quá nóng) bằng cách mở cửa, sử dụng quạt thông gió. Cho trẻ uống nhiều nước, trẻ lớn có thể uống tùy thích.
Mùa hè, trẻ sốt vẫn cần được tắm rửa bằng nước ấm thấp hơn thân nhiệt 2 độ C trong 10-15 phút để tăng thải nhiệt. Chú ý cho trẻ gội cả đầu. Có thể đắp nước mát vùng trán, bẹn, tránh dùng cồn xoa người trẻ vì cồn có thể gây ngộ độc.
3/ Cho trẻ uống nhiều nước vì sốt thường làm trẻ mất nước. ( Keep Your Child Hydrated)
4/ Lau mát trẻ bằng nước ấm: (Give Your Child a Warm Bath)
(nuớc thường pha âm ấm để tắm em bé) khi trẻ sốt cao trên 40 độ C trong khi chờ tác dụng của thuốc hạ sốt hoặc trẻ đang co giật. Lau mát hạ sốt thường áp dụng cho trẻ từ 6 tháng – 5 tuổi, không áp dụng cho trẻ sơ sinh vì dễ gây mất nhiệt, hạ thân nhiệt. Nước ấm làm mạch máu dưới da giãn nở giúp thải nhiệt nên hạ sốt nhanh hơn. Tránh dùng nước lạnh hay nước đá sẽ làm các mạch máu co lại không tỏa nhiệt được. Thường dùng 4 khăn nhúng nước ấm, vắt hơi ướt, đắp 2 bên nách, 2 bên bẹn, một khăn khác đắp lau khắp người trẻ. Kiểm tra nhiệt độ trẻ khoảng 15 – 30 phút/1 lần, ngưng lau mát khi nhiệt độ dưới 38 độ C.
5/ Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi có nhiệt độ > 38 độ C, thuốc được chọn là paracetamol dạng gói hay sirô,... vì đây là thuốc hiệu quả nhanh, thường có tác dụng 30 phút và kéo dài từ 4 – 6 giờ, ít tác dụng phụ. Cần cho trẻ uống đúng liều 10 – 15 mg/kg/lần, lặp lại sau 4 giờ nếu trẻ còn sốt, thường dùng 3-4 lần/ngày, tổng liều tối đa không quá 60mg/kg. Có thể dùng đường uống hoặc đặt hậu môn (nếu trẻ không uống được).
II/ NHU CẦU NƯỚC Ở TRẺ EM
Ở trẻ bình thường, nhu cầu nước tính theo cân nặng như sau, trong 10kg cân nặng cơ thể đầu tiên: mỗi ký lô cần 100ml nước, 10kg tiếp theo mỗi ký cần 50ml nước, những cân tiếp theo, mỗi ký cần 20ml nước.
Theo đó, suy ra nhu cầu nước hằng ngày của trẻ. Ví dụ, một trẻ khỏe mạnh , cân nặng chừng 13,5kg, trong điều kiện bình thường, mỗi ngày trẻ cần:
10 ký đầu* 100 ml= 1000ml
3,5 ký tiếp theo * 50 ml= 350 ml
Vậy trẻ này cần 1350 ml nước / ngày
Lượng nước này một phần do bữa ăn cung cấp (khoảng 400-500ml), một phần do chuyển hóa chất trong cơ thể đem lại (chừng 100-150ml); phần nước còn lại phải được đưa vào cơ thể bằng đường uống. Như vậy, hằng ngày cho trẻ này uống khoảng 600-700ml nước là đủ.
Nếu trẻ vận động chạy nhảy nhiều, hay những hôm trời nóng nực, cần cho trẻ uống thêm. Nếu trẻ bị tiêu chảy, sốt cao, sốt xuất huyết... nhu cầu nước còn cao hơn nhiều. Khi nhiệt độ cơ thể tăng thêm 1oC, nhu cầu nước sẽ tăng thêm 12%. Trẻ bị tiêu chảy nặng có thể mất tới 1 lít nước trong 1 giờ. Dấu hiệu sớm nhất báo hiệu cơ thể bắt đầu bị thiếu nước là cảm giác khát. Khi thấy khát tức là cơ thể đã bị mất 1-2% nước. Nước hoa quả có thể cho trẻ uống hàng ngày. Không nên cho trẻ uống các nước công nghiệp có gas, hoặc có màu nâu sẩm khi muốn bù nước cho trẻ, vì trẻ có thể nôn ói ra dịch nâu, dễ nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa…!