phòng khám chuyên khoa nhi bình dương - phòng khám nhi chất lượng - phòng kham uy tín bình dương - phòng khám nhi Thủ Dầu Một

phòng khám nhi tổng hợp - khám nhi chất lượng - khám nhi giá rẻ bình dương - khám nhi tốt nhất TDM - chuyên khoa nhi TDM - nhi khoa binh duong

Giấc ngủ
 
•       Trẻ sơ sinh tuy ngủ nhiều 20/24 giờ, nhưng đã biết:
•       -Nghe:Nếu có tiếng động to sẽ bị giật mình và phân biệt được tiếng nói của mẹ.
•       -Nếm:ngay sau khi đẻ, trẻ không thích uống những chất đắng, chua…nhăn mặt nếu bị ép.Vì vậy nếu cho trẻ nếm nước đường, sữa bò..trẻ sẽ dễ chê sữa mẹ.
•       -Ngửi:mùi sữa của của mẹ và qua đó nhận biết được mẹ

 
Sự phát triển của não
 
•   Vòng đầu khi sinh đạt 35cm, đến 1 tuổi đạt 45cm
•   Vòng đầu được đo như sau: Phía trước ngang lông mày, hai bên phía trên vành tai, phía sau ngang bướu chẩm.
•   Đo vòng đầu cho phép đánh giá khối lượng của não.
 

Cách cho bú
 

  1. Nên cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt trong 4 giờ đầu để tận hưởng sữa non, dù mẹ đẻ mổ vẫn có thể nằm cho con bú.
  2. Nên cho trẻ bú theo yêu cầu, khi nào đói đòi bú, không gò ép 3 giờ một lần. ( sau mỗi cử b, trẻ ngủ được từ 2 giờ đến 3 giờ là bú đủ  sữa)
  3. Nên kẹp vú với hai ngón tay trỏ và giữa để giúp trẻ ngậm sâu đầu vú.
  4. Bú xong vác đứng trẻ vài phút và vỗ nhẹ vào lưng để trẻ ợ hơi trước khi nằm,cho uống ít nước tráng miệng.
  5. Nếu trẻ không bú được  ( đẻ non, thiếu cân, có tật ở miệng…) nên vắt sữa mẹ cho uống, số lượng trung bình mỗi ngày bằng 15% cân nặng.
  6. Trẻ bú mẹ, phân sền sệt, lỏng, ít cái, nhiều nước,vàng sậm, mùi hơi chua, có thể 5-6 lần/ngày vẫn là bình thường, không nên nghĩ là trẻ tiêu chảy do  dị ứng sữa mẹ(!)

 
Một số biến cố khi cho con bú

  1. Hai vú căng tức,tắc tia sữa: xoa bóp nhẹ hai vú, vắt nhẹ hai vú để thông sữa,dụng cụ hút sữa cũng có tác dụng tốt,không nên “Bóp bể trái chàm”(!)
  2. Áp xe vú: Nếu sữa ứ đọng lâu ngày,tuyến sữa dễ bị nhiễm trùng, gây áp xe, nên xoa vú nhẹ nhàng và nặn hết sữa sau mỗi lần cho bú.
  3. Đầu vú ngắn hoặc bị tụt vào trong:Thường gặp ở mẹ con so,trong tháng trước khi sinh có thể mỗi ngày 2-3 lần xoa và kéo đầu vú ra ngoài;sau khi sinh kiên trì giữ đầu vú đưa vào miệng con.
  4. Đầu vú bị nứt nẻ: Mẹ rất đau mỗi lần cho bú,tạm thời nên vắt sữa cho bé bú trong một hai ngày đầu, bôi Vaseline hoặc mỡ vào đầu vú.
  5. Mẹ thiếu sữa: Chỉ kết luận thiếu sữa khi trẻ không lên cân bình thường dù không có bệnh gì. ( sẽ hướng dẫn riêng phần này)

 
 Chăm sóc rốn

•    Rốn sẽ tự rụng trong 7-10 ngày, cần giữ rốn khô, sạch.
•    Nếu thấy rốn đỏ hoặc rỉ dịch vàng, hôi... nên đến bác sĩ khám cho bé vì có thể là nhiễm trùng rốn.
 
 
Vàng da
 
•     Hầu hết mọi trẻ đều có hiện tượng vàng da sinh lý trong tuần lễ đầu, bé vàng vùng mặt và vẫn bú tốt.
•     Một số trẻ sanh non có thể vàng da sinh lý đến 20 ngày, nhưng vẫn bú tốt.
•    Nếu trẻ vàng da cả vùng tay chân, bú kém hoặc bỏ bú.. phải đến Bác sĩ khám.


Nôn trớ
 
•    Hầu hết trẻ đều có nôn trớ do cấu trúc dạ dày còn tròn và nằm ngang, dạ dày nhỏ.
•    Nhưng nếu nôn trớ quá nhiều, thì có thể gây hít sặc viêm phổi, đây là một biến chứng nguy hiểm.
•    Trẻ nôn trớ thường xuyên, nhiều lần…nên đến bác sĩ khám.
 

 
Đi tiêu

•      - Trẻ bú mẹ có thể đi tiêu 5-6 lần một ngày, phân sệt vàng chua.
•      - Một số trẻ bú sữa công thức có thể đi tiêu ngày một - hai lần.
•      - Với trẻ 2 ngày mới đi tiêu một lần ( dưới 7 lần/ tuần), nên đến bác sĩ kiểm tra.